Mokuzouyakushinyoraizo (Phật Dược Sư) và jyunishinshouritsudzo (Mười hai vị thiên tướng)
(Chùa Enryu-ji)
Đây là những bức tượng Phật Dược Sư và Mười hai vị thiên tướng được chế tác ở thời Muromachi, đặt tại chùa Enryu-ji tại Irimada, Shibata-machi.
Ban đầu, các bức tượng này được thờ tại Yakushi-do, chùa Nichiren trên ngọn núi phía sau chùa, nhưng sau đó được chuyển đến chùa Enryu-ji vào năm 1908.
Những bức tượng Phật Dược Sư và Mười hai vị thiên tướng này được chạm khắc từ cây Katsura.
Yakushinyoraizo (Phật Dược Sư), còn được gọi là "Tohorurikonyorai". Đối với những người dân Miyagi sống ở vùng đất phía Đông giáp Thái Bình Dương, đây là một vị Phật thân thuộc, có quyền năng xua tan bệnh tật hoặc thảm họa phía Đông.
Mười hai vị thiên tướng đã trở thành bản ngã thứ hai của Dược Sư, và vì họ bảo vệ 12 giờ và phương hướng nên những bức tượng khắc họa vẻ linh hoạt và biểu cảm gương mặt nghiêm nghị và cương trực.
Cả tượng Phật Dược Sư và Thiên Tướng đều được đăng ký làm tài sản văn hóa được chỉ định ở Tỉnh Miyagi vào ngày 9/3/1956.
Chùa Enryu-ji
Đây là Thiền viện của môn phái Soto (Tào Động) được thành lập vào năm thứ 2 của thời Bunroku (1593), được biết đến là ngôi chùa gia tộc của Kai Harada, người nổi tiếng trong giai đoạn Bạo loạn Date.
Khi Munesuke Harada (hay còn gọi là Kai Harada) trở thành chủ sở hữu lâu đài Funaoka và chuyến đến sống tại đây. Việc này vấp phải sự phản đối quyết liệt của hai nhóm người tại Irimada. Tại Lâu đài Maruyama, ai nấy đều xả thân chống trả, kết cục là tất cả mọi người đều bị giết chết, và chủ lâu đài đã phải mổ bụng tuẫn tiết. Toàn bộ gia tộc đều bị triệt tiêu tận gốc. Mặc dù là kẻ thù, nhưng chứng kiến sự tàn khốc của cuộc hành quyết này, gia tộc Harada đã mời vị sư trụ trì thứ 9 trong ngôi chùa gia tộc của họ tại chùa Funaoka Toyo-ji đến vùng đất này và niệm Phật cầu nguyện cho những linh hồn tại Lâu đài Muruyama. Đó là chính là nguồn gốc của ngôi chùa này.
Chùa Enryu-ji, vốn được gia tộc Harada lập nên, là một ngôi chùa có kiến trúc ấn tượng chưa từng có ở bất cứ nơi nào lân cận (đã bị thiêu đốt trong trận hỏa hoạn năm 1903).
Trong giai đoạn Bạo loạn Date năm 1681, Kai Harada qua đời, ngôi đền Toyo-ji của gia tộc Harada được chuyển đến Thành phố Tome hiện tại. Kể từ đó, cái tên Munesuke Harada, người sáng lập nên chùa Enryu-ji, đã biến mất.